Chi tiết tin - Xã Hướng Hiệp - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 2
  • Hôm nay 17
  • Tổng truy cập 53.225

Nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước xã Hướng Hiệp năm 2025

Post date: 05/02/2025

 

Trụ sở một cửa UBND xã

1. Công tác chỉ đạo điều hành

- Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp cấp tỉnh, huyện, chỉ đạo, đôn đốc các công chức tham mưu ban hành kế hoạch có liên quan đúng thời gian, đảm bảo chất lượng về nội dung và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác CCHC theo kế hoạch đã đề ra.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền CCHC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các cuộc thi tìm hiểu về Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021-2030, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, của tỉnh, huyện, xã về công tác CCHC giai đoạn 2021 -2025 và năm 2025.

- Tổ chức đánh giá những mặt hạn chế, thiếu sót dẫn đến bị mất điểm chỉ số CCHC và điểm đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của xã năm 2025.

- Áp dụng các biện pháp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính của xã, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS)...

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, chỉ đạo, điều hành của hệ thống hành chính nhà nước.

- Tổ chức tự chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính xã nhằm đánh giá khách quan, chính xác kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở địa phương.

- Gắn kết quả CCHC với công tác thi đua, khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nhiệm vụ về CCHC.

- Tăng cường công tác tự kiểm tra công vụ công tác CCHC, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện, Đảng ủy giao.

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra công vụ, kiểm tra công tác CCHC; đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của UBND xã, Chủ tịch UBND xã giao cho từng cán bộ, công chức, ban ngành có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao và chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật và kỷ cương trong bộ máy hành chính.

- Tiếp tục thực hiện tốt các cam kết giữa UBND xã với Trưởng ban chỉ đạo - Chủ tịch UBND huyện.

- Tổ chức đối thoại giữa chủ tịch UBND xã với với người dân, Doanh nghiệp nhằm giải quyết những vướng mắc khó khăn về thủ tục hành chính, khiếu nại, tố cáo.

2. Cải cách thể chế, theo dõi thi hành pháp luật

- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể, khả thi, minh bạch, ổn định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Tăng cường công tác tự kiểm tra văn bản QPPL, kịp thời phát hiện và xử lý các quy định chồng chéo, mâu thuẫn, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp. Công khai, minh bạch văn bản QPPL.

- Ban hành Kế hoạch xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025; thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL ở xã, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, đảm bảo tính minh bạch trong quy định của văn bản QPPL và khả thi, dễ thực hiện. Thực hiện đầy đủ việc đánh giá tác động của chính sách trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật.

- Thực hiện hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tạo điều kiện cho công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác Tư pháp.

-  Thực hiện theo dõi thi hành pháp luật; kịp thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý các vấn đề mới phát sinh trong tổ chức thi hành pháp luật, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

3. Cải cách thủ tục hành chính

- Kịp thời cập nhật, rà soát các TTHC sửa đổi, bổ sung do UBND tỉnh ban hành; niêm yết công khai TTHC đúng quy định tại trụ sở cơ quan, trang thông tin điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tiếp cận, thực hiện và giám sát việc thực hiện TTHC. Vận hành, khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

- Ứng dụng công nghệ số để cải tiến các quy trình, thủ tục của các cơ quan hành chính. Giải quyết TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, liên thông giữa các cơ quan hành chính, các ngành, các cấp và trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước; thanh toán trực tuyến trong giải quyết hồ sơ TTHC.

- Tổ chức triển khai Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận một cửa xã.

- Thực hiện số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy định của Chính phủ tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP và Nghị định số 107/2021/NĐ-CP, gắn việc số hoá với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; Triển khai chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cán bộ, công chức trong việc giải quyết các TTHC cho người dân và doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Thực hiện nghiêm việc báo cáo giải trình của người đứng đầu, xin lỗi người dân, doanh nghiệp và kịp thời khắc phục đối với các trường hợp để xảy ra quá hạn, tiêu cực trong giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; thực hiện tự kiểm tra công vụ, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ, yêu cầu điều kiện không đúng quy định hoặc nhiều lần để xảy ra tình trạng chậm trễ trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

- Thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; chấm dứt tình trạng không trả lời hoặc trả lời chung chung, không cụ thể, không rõ ràng dứt khoát, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

- Sữa đổi, ban hành Quy chế hoạt động của cơ quan phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp cán bộ, công chức phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và vị trí việc làm.  

  • Thực hiện nghiêm các quy định về phân cấp quản lý; Triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp QLNN theo ngành, lĩnh vực; các nhiệm vụ quy định phân cấp theo Kế hoạch của UBND huyện.
  1. Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao đạo đức công vụ, thực thi nhiệm vụ gắn vị trí, chức danh và yêu cầu nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ hoạt động không chuyên trách xã. Bố trí và tạo điều kiện cho CBCC tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

  • Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, (CBCC) có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự phát triển của xã.
  • Áp dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý cán bộ, công chức, đánh giá mức độ  hoàn thành nhiệm vụ đối với CBCC.

- Tăng cường công tác tự  kiểm tra công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ CBCC.

- Rà soát và hoàn thiện các hồ sơ đề nghị nâng lương trước thời hạn và nâng lương thường xuyên cho CBCC đảm bảo theo yêu cầu.

6. Cải cách tài chính công

- Tiếp tục thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ.

- Quản lý hiệu quả tài sản công, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhất là trong lĩnh vực đầu tư công và quản lý tài sản công.

- Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch. Phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2025.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị, kết luận của cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra (nếu có).

7. Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số

- Triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 04/11/2021 của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về ban hành Đề án Chuyển số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Quản lý và vận hành có hiệu quả Trang thông tin điện tử xã, Cổng dịch vụ công Quốc gia và Hệ thống thông tin Một cửa điện tử tỉnh; Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và Hồ sơ công việc; phần mềm Báo cáo chính phủ,…

- Duy trì, củng cố và cải tiến mở rộng phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 trên địa bàn xã.

- Xây dựng và triển khai Kế hoạch Chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2025; Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp trên Cổng Thông tin điện tử xã.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, đội ngũ hoạt động không chuyên trách trong cơ quan về công tác chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ được giao và giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

8. Duy trì và nâng cao các chỉ số: CCHC (PAR INDEX), Quản trị hành chính công (PAPI) và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số hàilòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính(SIPAS).

a) Chỉ số CCHC (PAR INDEX)

- Phân công trách nhiệm cụ thể ban ngành, cá nhân trong việc thực hiện Bộ chỉ số chấm điểm CCHC.

- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở công chức trong việc thực hiện bộ chỉ số chấm điểm CCHC đảm bảo chất lượng về nội dung, đúng thời gian đặt ra.

- Gắn kết quả thực hiện bộ chỉ số CCHC với công tác thi đua khen thưởng,
xem đây là tiêu chí quan trọng trong việc xếp loại thi đua khen thưởng cuối năm.

b) Chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)

Thực hiện tốt các tiêu chí thành phần của bộ tiêu chí đánh giá chỉ số PCI đề ra, đồng thời tham mưu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các chỉ số PCI: Môi trường kinh doanh công khai minh bạch, doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận công bằng các thông tin cần cho kinh doanh và các văn bản pháp luật cần thiết. Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính tạo điều kiện nhanh nhất có thể cho doanh nghiệp khi giải quyết các thủ tục hành thuộc thẩm quyền giải quyết của xã. Thực hiện cạnh tranh công bằng. Thực hiện tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch và công bằng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản.

Nâng cao năng lực làm việc, ý thức của cán bộ, công chức xã trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh. Gắn việc thực hiện chỉ số PCI với thi đua khen thưởng. Xử lý nghiêm các cá nhân cố ý vi phạm các tiêu chí thành phần của chỉ số PCI….

c) Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI)

- Tham gia của người dân: Luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người dân. Phát phiếu khảo sát thăm dò ý kiến cho người dân sau khi thực hiện TTHC.

- Công khai minh bạch: Công khai minh bạch các dự án đầu tư do cơ quan quản lý, hợp đồng kinh tế, công tác đấu thầu, chỉ định thầu, công khai minh bạch về tài sản thu nhập, cá nhân.

- Trách nhiệm giải trình với tổ chức, công dân: Thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định không có trường hợp CBCCVC lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để làm sai các quy định của pháp luật. Tiến hành rà soát đơn giản hóa TTHC. Cắt giảm tối đa chi phí về mặt thời gian và tài chính cho người dân khi thực hiện TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của xã.

- Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công: Công khai minh bạch về các kết luận thanh tra, kiểm tra giám sát, chấp hành kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát.

- Cung ứng dịch vụ công: Duy trì, nâng cao chất lượng trang Web của xã nhằm trao đổi thông tin, dịch vụ công với người dân và doanh nghiệp qua môi trường mạng về hoạt động của cơ quan …

- Gắn việc thực hiện chỉ số PAPI với thi đua khen thưởng. Xử lý nghiêm các cá nhân cố ý vi phạm các tiêu chí thành phần của chỉ số PAPI.

d) Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS): Xây dựng, ban hành kế hoạch duy trì nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS).

More